Du học sinh Việt tại Nhật khốn đốn vì kê khai thuế thu nhập cá nhân

Du học sinh Việt tại Nhật khốn đốn vì kê khai thuế thu nhập cá nhânRate this post Thuế thu nhập cá nhân ở Nhật Bản là vấn đề khiến nhiều du học sinh lo lắng.

Thuế thu nhập cá nhân ở Nhật Bản là vấn đề khiến nhiều du học sinh lo lắng. Khi đề cập đến vấn đề này ta thường gặp những câu hỏi như: nếu làm quá giờ sẽ như thế nào? Có bị bắt không? Có bị trục xuất không? Có ảnh hưởng đến lần gia hạn visa tiếp theo không?

Du học sinh tại Nhật không được làm thêm quá số giờ quy định

Các du học sinh đang làm việc hay học tập tại đó phải kê khai chỗ làm thêm của mình, số giờ làm thêm thật của mình. Du học sinh một tuần chỉ được làm đúng 28 tiếng, nếu phát hiện các du học sinh làm thêm vượt quá giờ làm như đã quy định thì sẽ kỉ luật và phạt tiền và không thể tiếp tục gia hạn Visa.

Nhiều du học sinh để tránh bị phát hiện, khi làm hai việc họ thường đăng kí 1 việc nhận lương thẻ, còn 1 việc thì nhận lương tay hoặc có người nhận lương hai việc bằng hai tài khoản ngân hàng khác nhau, họ cho rằng làm như vậy là an toàn không thể bị phát hiện. Nhưng tôi xin nói cho các bạn nghe nếu chính phủ Nhật Bản muốn tra thì các bạn có xài 10 cái thẻ ngân hàng hoặc 10 chỗ nhận lương tay thì họ cũng có cách tra ra số tiền làm thêm của bạn.

Thu nhập hàng tháng càng cao bạn phải đóng thuế càng nhiều

Trên các diễn đàn giới thiệu việc làm hầu hết các bạn đều gặp qua những thông tin dạng như: việc… không báo thuế, nhận lương tay,…Chỉ cần là các công ty chính quy hợp pháp ở Nhật Bản thì nhất định phải báo thuế, báo thuế này là báo cho chi cục thuế ở Nhật Bản.

Nếu công việc không báo thuế có nghĩa là công ty chỉ không giúp bạn báo thuế lên Kuyakusho hoặc Shiyakusho thôi chứ họ đã báo lương các bạn lên chi cục thuế rồi. Để báo thuế lên Kuyakusho hoặc Shiyakusho, bạn phải tự mình đi báo. Công ty không giúp bạn báo thuế ở nơi đó không có nghĩa là đây là công ty bất hợp pháp, theo quy đinh của Nhật Bảncông ty hoàn toàn có quyền làm vậy. Bởi bạn hoàn toàn có thể tự mình báo thuế ở Kuyakusho hoặc Shiyakusho, mà không cần tới họ.

Ví dụ: Các công ty Hakken lớn, có nhiều chi nhánh họ thường để phần báo thuế ở các kuyakusho hoặc shiyakusho cho người đi làm, lúc này việc báo hay không đều tùy thuộc người đi làm. Nếu bạn không báo thì họ sẽ coi như thu nhập bạn thấp hơn 8 man 8/tháng mà không đánh thuế bạn, họ chỉ thu tiền bảo hiểm quốc dân của bạn mà thôi.
Vì thế du học sinh nên đóng đầy đủ bảo hiểm, nếu không họ có thể nghi ngờ bạn trốn thuế mà điều tra bạn thì xem như xong.

Những du học sinh có thu nhập hàng tháng hơn 20 man khi đi báo thuế sẽ khá là nguy hiểm. Sở dĩ như vậy là vì họ nghĩ bạn là 1 du học sinh, thế mà thu nhập một tháng của bạn gần bằng với 1 người Nhật bình thường. Thử hỏi lúc đó chính phủ Nhật Bản có nên điều tra bạn không? Chắc chắn là có đúng không. Nếu họ điều tra thì chắc chắn bạn sẽ bị phát hiện làm quá thời gian quy định.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân tại Nhật Bản

Theo công thức mà Cục thuế Nhật Bản đưa ra, thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = [ thu nhập – chi phí bỏ ra để có thu nhập – chi phí khác ] x % Thuế – mức thuế được miễn

– Dưới 103 vạn Yên/năm: Không phải đóng thuế thu nhập
– Từ 103 vạn Yên/năm đến dưới 195 vạn Yên/năm: phần trăm thuế là 5%, mức thuế được miễn là 0 Yên
– Từ 195 vạn Yên/năm đến dưới 330 vạn Yên/năm: phần trăm thuế là 10%, mức thuế được miễn là 97.500 Yên
– Từ 330 vạn Yên/năm đến dưới 695 vạn Yên/năm: phần trăm thuế là 20%, mức thuế được miễn là 427.500 Yên.

Ví dụ:

Tháng 1: Bạn mới sang Nhật, thu nhập bằng 0 Yên => Bạn không cần đóng thuế

Tháng 2: Thu nhập của bạn là 7 man => bạn chưa phải đóng thuế

Tháng 3: Thu nhập của bạn tăng lên nhờ kinh nghiệm nên tăng lên thành 10 man => Bạn phải đóng thuế

Nếu tổng thu nhập của bạn tính tổng từ tháng 1 đến tháng 12 trong năm nhỏ hơn 103 vạn Yên thì số thuế thu nhập bạn đã đóng trong những tháng như tháng 3 sẽ được trả lại. Còn nếu số thuế bạn phải đóng trong năm lớn hơn số thuế bạn đã đóng ở một số tháng trước thì bạn cần nộp thuế bổ sung.


© Copyright 2018-2024 Labor.