Du học chuyên ngành

Du học chuyên ngành là chương trình học sinh, sinh viên nước ngoài sang Nhật Bản để học tiếng Nhật, sau đó chuyển sang học Trung cấp, Cao đẳng, Đại học hoặc Thạc sĩ.

1. Các giai đoạn của du học theo chuyên ngành

2. Chi phí du học theo chuyên ngành

*Giai đoạn 1: Học tại Việt Nam 

Tổng các khoản tài chính trước khi bay cần thanh toán khi học tại Việt Nam khoảng từ 230 – 270 triệu VNĐ. Trong đó bao gồm các khoản phí như: Phí đào tạo tiếng Nhật, phí dịch vụ ICO, phí xét hồ sơ của Cục nhập cư, phí chuyển phát hồ sơ gốc, vé máy bay, học phí 01 năm và ký túc xá 06 tháng nộp sang Nhật…

*Giai đoạn 2: Học tiếng tại Nhật Bản

*Giai đoạn 3: Học chuyên ngành tại Nhật Bản


3. Những ưu thế Du học chuyên ngành Nhật Bản

*Đảm bảo tài chính trong quá trình học tập thông qua chính sách làm thêm:

– Chi phí học tập tại Nhật thấp hơn so với các nước châu Âu, Úc, Mỹ rất nhiều. Đặc biệt với chính sách cho sinh viên làm thêm 28h/tuần trong các kỳ học và 40h/tuần trong các kỳ nghỉ hè và nghỉ đông (từ 2- 4 tháng/năm) với mức lương từ 1000 yên – 1500 yên/giờ (tùy theo trình độ tiếng) đảm bảo cơ bản chi trả được cho việc học tại Nhật. Cụ thể:

*Về bằng cấp và trình độ sau khi đào tạo tại Nhật Bản:

– Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp 02 bằng có giá trị quốc tế: Bằng tiếng Nhật và bằng Chuyên ngành.

– Ý thức, tác phong và tinh thần kỷ luật: Sau thời gian được học tập và làm thêm tại Nhật, sinh viên Việt Nam sẽ tích lũy và hình thành được tác phong và ý thức làm việc mang tính kỷ luật cao. Đây sẽ là giá trị quan trọng để lập nghiệp trong tương lai.

– Tính nhân văn: Văn hóa Nhật Bản mang đậm nét Á Đông: Kính trọng, lễ phép, trên dưới, trước sau… nhờ đó mỗi sinh viên sẽ hoàn thiện hơn bản thân và đạo đức sống sau khi đến Nhật Bản sống và học tập.

*Đầu ra và việc làm thuận lợi sau khi tốt nghiệp tại Nhật:

Sau khi tốt nghiệp tại Nhật, sinh viên có 2 sự lựa chọn:

– Thứ nhất: Ở lại Nhật Bản làm việc với thời gian không giới hạn và được hưởng mức lương cơ bản như người Nhật. Cùng với đó là cơ hội định cư vĩnh viễn tại Nhật Bản và hưởng toàn bộ quyền lợi như người Nhật.

Bảng lương và chế độ khi đi làm tại Nhật (mang tính tham khảo, có thể thay đổi theo từng trình độ tiếng)

– Thứ hai: Về Việt Nam làm việc cho các tập đoàn của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam (Hiện nay Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước có vốn ODA và FDI đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

4. Tiêu chuẩn tuyển chọn:

* Về con người:

– Ngoại hình – nhân khẩu:

+ Tuổi từ 18 – 26 (tính đến lúc xuất cảnh)

+ Không săm trổ với diện tích lớn và đặc biệt ở khu vực cổ, cánh tay, chân,…

+ Nhanh nhẹn, hoạt bát.

+ Chưa kết hôn, không có thai hoặc có con trước xuất cảnh.

+ Học sinh chưa bị cấm xuất nhập cảnh.

+ Chưa từng nộp hồ sơ đi du học nước ngoài hoặc xkld.

– Sức khỏe: Có đủ điều kiện sức khỏe để đi học tập và làm việc tại nước ngoài.

* Về trình độ:

– Học lực: 

+ Tốt nghiệp THPT hệ quốc lập, TC, CĐ, ĐH.

+ Điểm trung bình 3 năm THPT đạt tối thiểu 6.5 trở lên, và không có năm nào dưới 6.0 (điểm phải có sự tiến lên từ lớp 10 – lớp 12).

+ Không môn nào dưới 4.0 và số môn dưới 5.0 không vượt quá 6 lượt.

+ Không bị lưu ban trong quá trình học THPT.

– Hạnh kiểm:

+ Không có hạnh kiểm yếu/ trung bình.

+ Không có lời phê ý thức kém, vi phạm kỷ luật/ nội quy, hay nghỉ học.

+ Số buổi nghỉ học không quá 15 buổi/ 3 năm.

– Thời gian trống học: 

+ Tốt nghiệp THPT, TC không quá 2 năm kể từ khi tốt nghiệp.

+ Tốt nghiệp CĐ, ĐH không quá 3 năm kể từ khi tốt nghiệp.

Lưu ý: Đối với trường hợp đã có anh/chị/em ruột từng xin cấp hồ sơ đi Nhật( DH, XKLĐ dù đỗ hay trượt) đều phải xin lại được hồ sơ gửi lên Cục nhập cư thì mới nhận hồ sơ.

*Thời gian đăng ký nộp hồ sơ:

5. Quy trình hoàn thiện thủ tục để đi du học


© Copyright 2018-2024 Labor.